Lắp đặt và sửa chữa xin liên hệ
090 115
Hùng
Nhận chỉnh sửa lắp đặt anten chảo Vinasat, K+, VTC, An Viên và truyền hình vệ tinh .v.v. tại TP.HCM
Liên hệ 090115 (Hùng) "làm luôn ngoài giờ"
(số lượng kênh miễn phí phát trên vệ tinh Vinasat có thể thay đổi mà không báo trước)

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

cách lắp đặt chảo k+ ( vệ tinh Vinasat 2 - 131.8ºE )


1/ Các thiết bị và dụng cụ cần có: tua vít, mỏ lết, búa, kìm tuốt, La bàn, ốc vít,dây cáp, máy khoan bê tông, cáp đồng trục RG6, đầu nối, chảo thu sóng ,thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh, phụ kiện lắp đặt chảo thu, LNB (Low Noise Block)
• Anten parabol (anten chảo): là thiết bị có hình parabol dùng để thu tín hiệu các chương trình truyền hình từ vệ tinh. Với DTH anten parabol là loại băng tần Ku có đường kính nhỏ (60cm), thông thường là dạng elip.

• LNB (Low noise block): là bộ khuếch đại tạp nhiễu thấp gắn trên anten parabol có chức năng đổi tần từ tần số băng Ku (10.7 ¸ 12GHz) xuống dải tần số IF (950 ¸ 2150MHz) mà bộ giải mã có thể thu được và khuếch đại công suất tín hiệu thu được từ anten lên.

• Đầu thu giải mã đa phương tiện - IRD (Integrated Recever Decoder): thường được gọi là Set-top Box (STB): là thiết bị thu và giải mã tín hiệu truyền hình từ anten parabol và LNB, chuyển sang tín hiệu AV hay RF mà Tivi thông thường có thể xem được.Ngoài ra đầu thu giải mã còn có rất nhiều tiện ích người dùng đa dạng.

• Thiết bị phụ trợ đấu nối: gồm cáp đồng trục RG6 và 02 jắc F5 cho một bộ thiết bị.

2/ Lắp đặt anten thu :
Anten: Có thể lắp đặt anten tại tất cả các mặt phẳng (ngang, đứng hoặc nghiêng) thoả mãn các điều kiện: vị trí chắc chắn (nên tránh lắp đặt chảo thu trên mái ngói), anten không bị che chắn, đảm bảo thu tốt (góc chắn Anten không được vượt quá giá trị góc ngẩng - trường hợp lý tưởng hướng nhìn từ vị trí lắp đặt chảo thu đến vệ tinh Vinasat không bị che chắn bởi bất kỳ vật cản nào - không xoay Anten về hướng có nhiều người qua lại - có thể lắp đặt trên tường), không ảnh hưởng đến mỹ quan, đảm bảo an toàn lao động khi lắp đặt (cách xa đường điện cao thế).


Sau khi khảo sát được vị trí đặt anten, tiến hành lắp đặt theo các bước:


• Chân đế (là trục đỡ anten) phải lắp thẳng đứng, khoan bắt chắc chắn xuống mặt phẳng xác định đặt anten.

• Các thành phần của anten (trừ chân đế) phải được lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng sơ đồ của catalog đi kèm.

• Lắp anten vào chân đế, lưu ý các ốc vít liên quan đến việc xoay chỉnh góc ngẩng và góc phương vị không nên vặn quá chặt. Nên để có độ mở vừa phải để xoay chỉnh được dễ dàng.


• Dùng thước đo độ, thước nước đo thăng bằng, la bàn để đặt anten có góc ngẩng, góc phương vị và góc xoay LNB đúng với bảng thông số (lưu ý vẫn chưa nên siết chặt các ốc vít chỉnh góc ngẩng, góc phương vị và góc xoay LNB).


3/ Đấu nối các thiết bị thu :

3.1. Đấu nối đầu thu với anten parabol
• Nối cáp từ LNB đến đầu thu tại vị trí LNB IN

• Các vị trí đấu nối nên vặn chặt vừa phải, tránh vặn quá chặt gây vỡ hoặc chờn ren...

• Cáp sử dụng là loại cáp đồng trục RG6, jắc F5.

3.2. Đấu nối đầu thu với tivi

• Dùng dây AV để nối tín hiệu vào TV.

3.3. Kết nối với đầu thu khác

•    Nếu muốn sử dụng nhiều hơn 2 đầu thu thì phải sử dụng bộ chia cao tần (chia cấp nguồn).

4/ Cách điều chỉnh :

Để thu được các kênh truyền hình thì bạn phải thể tiến hành kiểm tra mức tín hiệu theo các bước sau: sử dụng điều khiển từ xa bấm phím INFO (kiểm tra cường độ và chất lượng tín hiệu). Để đảm bảo thu tốt và ổn định thì điều chỉnh nhẹ nhàng đến khi mức tín hiệu thu được cao nhất.


1 nhận xét:

Bảo nói...

Đầu thu giải mã đa phương tiện hiện nay nên dùng loại nào vậy và mua ở đâu tại HCM

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Sweet Tomatoes Printable Coupons