Lắp đặt và sửa chữa xin liên hệ
090 115
Hùng
Nhận chỉnh sửa lắp đặt anten chảo Vinasat, K+, VTC, An Viên và truyền hình vệ tinh .v.v. tại TP.HCM
Liên hệ 090115 (Hùng) "làm luôn ngoài giờ"
(số lượng kênh miễn phí phát trên vệ tinh Vinasat có thể thay đổi mà không báo trước)

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Số hóa truyền hình (Kỳ 1) Lộ trình ngàn tỉ

TT - Để có thể phát và xem truyền hình số, ước tính người dân phải chi 9.100 tỉ đồng mua đầu thu, nhà đài cũng tốn vài ngàn tỉ đồng sắm máy phát hình mới.




VN đang có gần 18,2 triệu hộ gia đình có tivi, trong đó gần 12,6 triệu hộ đang dùng ăngten giàn.  Liệu những hộ gia đình nghèo trong số đó có xem được truyền hình số mặt đất khi lộ trình số hóa hoàn tất?

Theo đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, 80% hộ gia đình có tivi trên cả nước xem được truyền hình số, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức.

Kế hoạch triển khai đề án chia các tỉnh thành thực hiện ra làm bốn nhóm khu vực và thời gian thực hiện gồm bốn giai đoạn.

Theo lộ trình, giai đoạn 1 từ năm 2012-2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực phải hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I (gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).


Trước ngày 31-12-2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình analog mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I.

Chia tay công nghệ cũ

Tháng 9-2012, Đài truyền hình VN đã phát sóng truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2 tại Hà Nội và TP.HCM, dự kiến trong năm 2013 sẽ phát sóng số tại Đà Nẵng và tại Hải Phòng, Cần Thơ và một số tỉnh thành khác vào năm 2014; từ năm 2015 sẽ phát sóng số ở các tỉnh thành còn lại theo đúng đề án số hóa truyền hình mặt đất của Chính phủ.

Ông Trần Dũng Trình - phó tổng giám đốc kỹ thuật Đài truyền hình VN - cho biết VTV dự kiến triển khai phát sóng số tại các địa phương tối thiểu hai năm trước khi dừng sóng tương tự theo đề án để đảm bảo người dân có thời gian chuyển dần từ thu truyền hình analog sang số bằng cách trang bị thêm các đầu thu kỹ thuật số (STB) hay mua các tivi có tích hợp sẵn đầu thu.

Ngoài ra VTV đã và đang thực hiện số hóa trên các hệ thống truyền dẫn phát sóng khác của Đài truyền hình VN như vệ tinh (K+), truyền hình cáp VCTV và SCTV.

Từ 5-6 năm trước đây, Đài truyền hình VN đã quyết định các máy phát được đầu tư kể từ thời điểm đó trở về sau đều phải có thể chuyển đổi sang số với chi phí không lớn. Như vậy ngoại trừ các máy phát đã cũ hoặc hết khấu hao, các máy phát đang dùng nếu chất lượng còn đảm bảo vẫn có thể chuyển sang số, tất nhiên phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể cả về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.

Nằm trong nhóm II, phải hoàn tất việc chấm dứt phát sóng tương tự trước ngày 31-12-2016, nhưng các đài PT-TH Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu đều cho biết hai nhà đài này sẽ hoàn thành sớm hơn lộ trình.

Hàng ngàn tỉ đồng cho công nghệ mới

Chuyển đổi lên truyền hình số mặt đất, nhà đài trên cả nước sẽ tốn hàng nghìn tỉ đồng, theo tính toán của một chuyên gia lĩnh vực này, các nhà đài địa phương do đã chuẩn bị từ lâu nên phần lớn máy phát hiện dùng phát tín hiệu analog (thường được trang bị trong vòng 10 năm trở lại đây) có thể nâng cấp lên phát số bằng cách gắn thêm card hỗ trợ - không phải mua/thay mới với chi phí chỉ vài trăm triệu đồng, còn nếu trang bị máy phát mới sẽ chừng 400.000 USD/máy phát công suất 2kW, phủ sóng được địa bàn 25-40km bán kính. Con số này nhân lên với số nhà đài và số máy phát trên cả nước.

Về phía người dân, theo điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc công bố tháng 6-2011, hiện VN có gần 18,2 triệu hộ gia đình có tivi, trong đó số hộ dùng ăngten giàn là gần 12,6 triệu hộ. Khi chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự, nếu không nâng cấp mới tivi và muốn xem truyền hình, xã hội sẽ tiêu tốn 9.100 tỉ đồng để mua đầu thu theo chuẩn mới.

Hiện nay giá đầu thu thấp nhất, tính cả chi phí lắp đặt là hơn 500.000 đồng - một số tiền không nhỏ với hơn 2 triệu hộ chính sách, hộ nghèo.

Ngay tại TP.HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, theo thống kê này cũng có tới 99.812 hộ nghèo, hộ chính sách, trong đó có 55.744 hộ đang dùng ăngten giàn. Nếu chính quyền TP.HCM hỗ trợ toàn bộ chi phí đầu thu, ngân sách TP sẽ phải bỏ ra gần 28 tỉ đồng. Nhưng nếu không hỗ trợ, mà người dân không chuyển sang dùng các loại truyền hình trả tiền, có thể họ sẽ không còn được xem truyền hình bởi với người nghèo, 500.000 đồng là con số khá lớn.

Ông Trương Tấn Minh, giám đốc Đài PT-TH Khánh Hòa, lại cho rằng ngay cả nước phát triển như Mỹ khi chuyển qua truyền hình số thì chính quyền cũng phải có giải pháp hỗ trợ dân. Hiện lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đang tính toán việc này sao cho hợp lý để tất cả người dân được thụ hưởng truyền hình chất lượng cao. Ông Minh cho biết vừa qua Đài PT-TH Khánh Hòa đã lắp đặt trạm phát ở vùng lõm Khải Lương, Vạn Ninh và cho hơn 40 hộ nghèo ở đây đầu thu kỹ thuật số để có thể xem truyền hình. Đài cũng chuẩn bị triển khai tiếp ở vùng lõm Ninh Phước.

Cùng quan điểm này, ông Võ Văn Cầm, giám đốc Đài PT-TH Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết tỉ lệ phủ sóng hiện tại ở Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ tầm 60%, một số vùng còn trống sóng như Châu Đức, Côn Đảo. Để phát đồng bộ số hóa trong thời gian tới, Đài PT-TH Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ dân mua đầu thu.

Người dân khá hững hờ

Số hóa để nâng cao chất lượng truyền hình và tiết kiệm tài nguyên số quốc gia là con đường đúng đắn nhưng cũng cần có sự hỗ trợ để người dân, đặc biệt là hộ nghèo, được đồng hành.

Trong khi người làm truyền hình rất hào hứng với dự án số hóa thì người xem đài lại khá hờ hững bởi “nếu có thêm nhiều kênh để xem cũng vui, nhưng nếu phải bỏ tiền ra mua đầu thu thì cứ như hiện nay cũng tốt rồi”.

Bà Nguyễn Thị Rở ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết gia đình bà hiện dùng ăngten giàn, chỉ xem chủ yếu kênh VTV3, VTV4 và đài Quảng Bình. Ở tuổi 70, với bà ba kênh này là quá đủ nên bà không muốn bỏ tiền ra mua đầu thu nếu chỉ để xem thêm nhiều kênh, và cũng không có ý định mua tivi mới để xem truyền hình số. Cùng ý kiến với bà, chị Đặng Thị Thước ở Lệ Thủy cho biết hiện gia đình chị dùng đầu thu của VTC để xem truyền hình nhưng chị cũng không muốn đổi tivi hay đầu thu mới nếu phải tốn tiền. Theo chị Thước, dù ở quê, người trẻ hiện cũng có Internet để giải trí bên cạnh truyền hình.

HỒNG NHUNG

 Xúc tiến thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng

Theo ông Trần Dũng Trình, hiện VTV có hơn 120 máy phát truyền hình tương tự, phủ sóng phục vụ khoảng 90% dân số cả nước nên để tiếp tục phát sóng số đồng thời duy trì phát sóng analog trong quá trình chuyển đổi, nhà đài cần phải đầu tư nhiều máy phát hình số mới. Chi phí cho việc chuyển đổi này lên tới vài ngàn tỉ đồng.

Ông Trình chia sẻ: “Con số này vượt quá khả năng của Đài truyền hình VN nếu theo đúng lộ trình số hóa. Nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ thì là điều rất tốt nhưng chúng tôi sẽ không thụ động mà chủ động tìm các nguồn lực khác như thông qua liên doanh với các đối tác. Hiện đài truyền hình VN đang nhanh chóng xúc tiến thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng của đài để có thể thực hiện nhiệm vụ này”. 

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/543057/so-hoa-truyen-hinh-ky-1-lo-trinh-ngan-ti.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Sweet Tomatoes Printable Coupons